Giỏ hàng

Lạc đỏ và lạc trắng có gì khác nhau?

Lạc đỏ và lạc trắng rất dễ bị nhầm lần, tuy nhiên chúng có công dụng hoàn toàn khác nhau, màu sắc của hạt lạc cũng khác. Hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây!

1. Lạc đỏ và lạc trắng nhận biết như thế nào

Rất nhiều người nhầm lẫn rằng: lạc đỏ hay lạc trắng thì cũng chỉ đều là lạc. Màu vỏ khác nhau thì cùng chẳng có gì ảnh hưởng cả. Tuy nhiên, không chỉ là sự khác nhau về màu sắc lớp vỏ bên ngoài, ngay cả hương vị và công dụng của chúng đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.Rất dễ để nhìn thấy sự khác biệt đặc trưng nhất giữa 2 loại lạc này.

Lạc đỏ và lạc trắng
Hình bên trái là lạc trắng và bên phải là lạc đổ

Lạc đỏ có lớp vỏ lụa bên ngoài màu đỏ đậm. Còn lạc trắng có lớp vỏ lụa ngoài mỏng hơn, màu hồng nhạt. Thông thường, hạt lạc đỏ sẽ nhỏ hơn hạt lạc trắng. Khi ăn, lạc đỏ thường giòn hơn, vị ngọt hơn và lâu bị ra dầu hơn lạc trắng. Vì vậy là người ta thường sử dụng lạc đỏ trong chế biến các món ăn và dùng lạc trắng để ép dầu hay làm bơ đậu phộng.

2. Công dụng

Tác dụng của lạc đỏ

nha lac do nghe an
Lạc đỏ

Lạc nhân đỏ có các chất đạm, béo, amino acid, lecithin, purine, canxi, phosphore, sắt. Chất lysine trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hóa sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão hóa.

Vitamin E, Cephalin và Lecithin có trong lạc nhân đỏ có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng. Giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.

Màng bọc ngoài của lạc đỏ có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin. Giúp thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu. Do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp; Chất beta-stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Theo Đông y thì lạc nhân đỏ có tính bình, vị ngọt. Nhân lạc có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, chủ trị các chứng bệnh như ho, thở gấp, người có thai bị phù, sản phụ thiếu sữa, người bị loét dạ dày và hành tá tràng, thiếu máu… Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng lương huyết. Dầu lạc có tác dụng nhuận tràng, chủ trị các chứng bệnh tắc do giun đũa, khô táo ruột, bí đại tiện, nhau thai không ra, bỏng…

Tác dụng của lạc trắng

tam trang bang cu lac
Lạc trắng

Trong lạc trắng chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao.

Ngoài axit folic, lạc trắng cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.

Lạc trắng và các sản phẩm từ lạc trắng có thể giúp kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì hiệu quả. Lạc có thể giảm cân, chống lão hóa mạnh.

Trong y học, lạc trắng có thể dùng để điều trị các bệnh như: Cao huyết áp, mất ngủ, phù thũng

Không nên ăn lạc trong các trường hợp

Trong các bữa ăn hàng ngày, lạc được dùng để chế biết thành rất nhiều các món ăn khác nhau, thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau, ta không nên ăn lạc:

  • Người cắt túi mật
  • Người tì yếu, phân nát
  • Người hay bốc hỏa
  • Người bị bệnh dạ dày
  • Người đang giảm cân
  • Người mỡ máu
  • Người bị bệnh gout
  • Người bị bệnh tiểu đường